1. Vatican nằm trong thủ đô của quốc gia nào?
Chính xác
Với diện tích 44 ha tương đương với 0,44 km2, chỉ bằng 1/8 công viên trung tâm ở New York (Mỹ), Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới. Quốc gia này nằm gọn trong lòng Thủ đô Rome của Italy và được bao bọc bởi các tường thành kín.
2. Vatican có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận?
Chính xác
Vatican chỉ có một di sản được UNESCO công nhận vào năm 1984 là Thành Vatican. Đây là di sản duy nhất trên thế giới gồm trọn vẹn một quốc gia.
Nằm trong lòng Italy, Vatican như một thế giới thu nhỏ của kiến trúc, điêu khắc và hội họa Italy. Mọi ngóc ngách của đất nước này đều có những công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật mà UNESCO mô tả là “bộ sưu tập kiệt tác nghệ thuật và kiến trúc độc đáo".
3. Quân đội của Vatican là những người có quốc tịch nào?
Chính xác
Khi đến Vatican, du khách dễ dàng gặp “The Swiss Guard” - đội vệ binh người Thụy Sĩ. Trong bộ quần áo đầy màu sắc theo phong cách thời phục hưng, họ bắt đầu bảo vệ giáo hoàng từ năm 1506. Đó là khi giáo hoàng Julius II lên nắm quyền, ngài theo bước rất nhiều người có địa vị tại châu Âu, thuê một đội quân Thụy Sĩ để đảm bảo an toàn. Đội quân này thường xuyên đi tuần và canh phòng cẩn mật cho cả thành quốc Vatican.
4. Quốc kỳ của Vatican có hình gì?
Chính xác
Vatican được biết đến là một trong hai quốc gia có chủ quyền sử dụng lá cờ hình vuông. Nước còn lại là Thụy Sĩ.
Nền cờ Vatican được chia làm hai phần bằng nhau với hai màu vàng và trắng tượng trưng cho màu sắc của chìa khóa Thánh St. Peter. Trong phần màu trắng có một biểu tượng với một chiếc chìa khóa vàng và một chiếc chìa khóa bạc được gắn kết với nhau bởi một sợi dây màu đỏ. Phía trên hai trước chìa khóa là vương miện của Giáo hoàng.
5. Vatican được công nhận là một quốc gia độc lập vào thời gian nào?
Chính xác
Tranh cãi giữa chính phủ Italy và giáo hội công giáo tại Vatican chấm dứt năm 1929 với thỏa thuận Lateran Pacts, để Vatican tồn tại và độc lập với khoản tiền được chi cho Papal States là 93 triệu USD (ngày nay tương đương 1 tỷ USD). Vatican dùng số tiền này làm nền tảng cho ngân khố quốc gia. Mussolini, người đứng đầu chính phủ Italy lúc đó đã ký hiệp ước thay mặt cho nhà vua Victor Emmanuel III.
Nguồn vietnamnet.vn