Vào lúc 18h ngày 23-7-2021, điện thoại báo cho tôi biết là sáng ngày mai 9h đến Bệnh viện quận Phú Nhuận để tiêm vắc xin. Lúc ấy đang là những ngày nóng nhất đại dịch COVID-19.
Tiêm vắc xin ở Trường Sông Lô
Đêm đó tôi ngủ không được vì:
1. Tôi bị huyết áp cao.
2. Tôi đang dùng thuốc chống đông máu có thể bị hoãn tiêm.
Tôi đến bệnh viện sớm hơn giờ hẹn và đã thấy hai người ở đó. Chúng tôi chờ khá lâu mà không thấy ai kêu vào khám, trong khi những người đến sau lại vào khám trước. Người đàn ông ngồi chờ trước tôi giận quá bỏ ra về cùng với cô con gái. Riêng tôi nhẫn nại chờ, sau cùng mới được kêu vào.
Tất cả đều ổn, chỉ riêng huyết áp đo 17/8. Họ bảo tôi ra ngoài chờ. Sau khi chờ khá lâu, tôi lại được kêu vào đo huyết áp lần hai. Lần này huyết áp xuống còn 15, bác sĩ sắp tiêm thì tôi thông báo thêm đang uống thuốc chống đông máu, vì vậy phải hoãn tiêm.
Về nhà khoảng mấy ngày sau tôi bị bệnh rất nặng, đi không được, nói không được, người mệt lả. Một tuần sau, tôi sụt 8kg.
Chiều thứ tư 11-8-2021 điện thoại tôi có tin nhắn "đến Viện Y dược học dân tộc cơ sở 2, quận Phú Nhuậnlúc 8 giờ ngày mai để tiêm vắc xin". Trong thời gian này tôi bị bệnh rất nặng làm sao đi tiêm được, nhất là chưa tiêm mũi 1.
Chiều thứ tư 25-8-2021 lại có tin nhắn "đến Trường Hồ Văn Huê số 9 Hoàng Minh Giám, P9, quận Phú Nhuận vào lúc 9h30 ngày mai để tiêm mũi 2". Lần này tôi tuy bớt bệnh nhưng vẫn còn yếu lắm, chưa đi đứng được, mũi 1 chưa được tiêm và cũng như những lần trước, chiều muộn lúc 5 giờ gởi tin nhắn là sáng hôm sau phải tiêm liền.
Đến chiều thứ ba 7-9-2021 tôi lại tiếp tục nhận được tin nhắn "đến Trường tiểu học Trung Nhất quận Phú Nhuận lúc 8h ngày mai để tiêm mũi thứ 2".
Tôi rất phân vân khi đọc tin này. Sau cùng tôi quyết định đi để trình bày lý do hoãn tiêm những lần trước, xem lần này tôi có tiêm mũi 1 được không.
Tôi hỏi nhân viên đang sắp xếp các giấy tờ, anh cương quyết lắc đầu không cho hỏi dù tôi năn nỉ chỉ hỏi đúng một câu thôi. Thấy không xong tôi liền đi đến ghế ngồi rồi định bụng khi khám sàng lọc tôi trình bày cho bác sĩ nghe. Chờ hơn 90 phút giữa trời nắng mới tới lượt khám sàng lọc.
Bác sĩ khám và đo huyết áp xong, đồng ý cho tiêm. Lúc đó tôi mới đưa giấy hoãn tiêm và bác sĩ kêu anh nhân viên mà tôi gặp lúc sáng. Anh lấy điện thoại ra gọi cho ai đó và nói sẽ cho đội lưu động đến nhà tiêm.
Tôi đã chờ đợi hết ngày này qua ngày khác mà không thấy ai đến.
Tiêm vắc xin ở Trường Sông Lô
Đến tối ngày 22-9-2021, UBND quận nhắn sáng mai đến tiêm tại Trường Trần Huy Liệu gần chợ Nguyễn Đình Chiểu. Mọi ngả đường lớn nhỏ đến trường đều bị phong tỏa và dù tôi trình bày đi tiêm vắc xin họ cũng không cho đi.
Sau đó vợ tôi đã nhờ tổ trưởng đăng ký ở phường 3 để tiêm mũi 1 mà không được.
Rồi tổ trưởng cho một tin rất quan trọng mà nhờ đó tôi được tiêm mũi 1 ở Bệnh viện Tâm Anh vào ngày 2-10-2021 và mũi 2 vào ngày 31-10-2021.
Liên tiếp 2 ngày 21-12-2021 và ngày 27-12-2021 UBND phường nhắn đi tiêm mũi 3 ở 23 Nguyễn Văn Đậu, quận Phú Nhuận.
Lúc này tôi đang uống thuốcchống đông máunên không đi được, tôi liền ngưng uống thuốc.
Đến ngày 4-1-2022 tổ trưởng thông báo đi tiêm ở Trường Sông Lô. Sắp được tiêm mũi 3 thì bác sĩ ghi hoãn tiêm vì chưa đủ 3 tháng cách mũi 2.
Số của tôi thật vất vả về việc tiêm vắc xin: bao nhiêu lần sắp được tiêm thì bị hoãn lại. Mặc dù phải chờ đợi rất lâu trên 4 tiếng mới được tiêm tôi vẫn rất sung sướng, không còn lo lắng, sợ hãi chết lãng xẹt vì COVID-19, tự tin mỗi khi ra đường và nhất là phải giải thích về tình trạng chưa tiêm ngừa vắc xin của mình.
Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể
Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 6 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.
Đơn vị đồng hành nhận thấy có nhiều bạn đọc quan tâm đến cuộc thi, đặc biệt là cán bộ nhân viên của VNVC và báo Tuổi Trẻ đã hưởng ứng tham gia tích cực.
Đơn vị đồng hành quyết định trao tặng 2 phần quà nhằm khích lệ tinh thần tham dự của các cán bộ nhân viên tham gia tích cực hưởng ứng cuộc thi viết, trong đó có 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của VNVC và 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của báo Tuổi Trẻ.
Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.
Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;
Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.
Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.
Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.
Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.
Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.
Nhớ những ngày 'chủng đậu' xa xưa
"Cô vi Cô vít" đã tạm qua đi song những ám ảnh về nạn dịch bệnh qua đường hô hấp bắt đầu từ năm 2020 đến nay vẫn còn hằn trong tâm trí mỗi người dân quê tôi, nhưng có những chuyện từ xưa vẫn nhớ, như chuyện "chủng đậu" mà từ đó hết căn bệnh rỗ hoa.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Nguồn tuoitre.vn