Cam, sữa, bánh mì… là những thực phẩm gây gánh nặng cho thận, thậm chí còn khiến bệnh thận tăng nặng nếu bạn ăn quá nhiều.
Muối
Mỗi người trung bình cần hấp thu tối đa 2.300 mg natri/ngày (khoảng một thìa cà phê). Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa. Từ đó, chúng có thể giữ nước, dẫn đến huyết áp cao. Muối cũng có thể gây ra sỏi thận, khiến bạn buồn nôn, nôn, đau dữ dội và khó tiểu.
Cam và nước cam
Không chỉ có lượng calo thấp và giàu vitamin C, cam cũng là nguồn cung cấp kali dồi dào. Quả cam trung bình cung cấp 240 mg kali và một ly nước cam có thể chứa khoảng 470 mg. Lượng kali cao có thể gây hại thận. Thay vào đó, bạn có thể chọn các loại trái cây bổ dưỡng và chứa lượng kali thấp như nho, táo, việt quất.
Sữa
Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tiêu thụ chúng quá nhiều, đặc biệt kèm thêm các thực phẩm giàu phốt pho, có thể gây hại thận. Ngoài ra, nếu thận hoạt động kém, chúng không thể loại bỏ phốt pho ra khỏi máu, dẫn đến xương mỏng và yếu theo thời gian, tăng nguy cơ gãy xương. (Ảnh: Indiatvnews).
Nước ngọt có ga
Nếu tiêu thụ nhiều hơn hai lon nước ngọt mỗi ngày, bạn có nguy cơ cao mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương. Ngoài ra, các loại đồ uống có ga còn chứa lượng calo, chất phụ gia và đường cao. Do đó, bạn nên tránh nước ngọt trong chế độ ăn uống nếu muốn thận khỏe mạnh.
Chuối
Chuối có hàm lượng kali rất cao, có thể gây hại cho những người thận yếu hoặc bị bệnh thận.
Bánh mì
Bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất rất tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng nhưng ăn với số lượng lớn và đặc biệt là những người có vấn đề về thận, có thể gây hại do lượng phốt pho và kali cao có trong loại bánh mì này.
Nguồn xahoi.com.vn