Tuần Việt Nam trao đổi với chuyên gia Phạm Xuân Hòe quanh chuyện cung cầu tiền và các giải pháp gấp rút để đảm bảo thanh khoản của nền kinh tế.
Ông Hòe nói: Đến 20/6, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) chỉ là 2,53% là quá thấp. Nếu tính tăng trưởng GDP 3,72% cộng với lạm phát tăng 4,74% trong nửa đầu năm thì ít nhất tăng trưởng M2 tương ứng phải 8,4%. Rõ ràng, tiền đang rất khô hạn trong nền kinh tế. Đáng tiếc là thực tế này kéo dài từ năm 2022 đến nay, làm cho thanh khoản trở thành vấn đề rất lớn của nền kinh tế.Vậy tiền đã đi đâu?
Nguyên nhân đầu tiên là tiền ngân sách không tiêu được. Bộ trưởng Tài chính đã nói, trong hơn 1 triệu tỷ đồng thì gửi 230 ngàn tỷ đồng ở ngân hàng thương mại và khoảng 800 ngàn tỷ đồng gửi ở NHTW. Vấn đề là tiền NSNN nằm ở tài khoản NHTW là nằm trong kho, không vào nền kinh tế được. Nếu 800 ngàn tỷ đồng này được chi tiêu như kế hoạch, thì tổng phương tiện thanh toán phải tăng cao trên nền tảng tổng cung tiền hiện nay lên đến 14 triệu tỷ đồng chứ không thấp như hiện tại.
Nguyên nhân thứ hai, một lượng tiền rất lớn qua phát hành trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc nhà nước mà người mua làdoanh nghiệp và các ngân hàng trên thị trường lại tiếp tục hút về “nhốt” ở NHTW vì giải ngân cho đầu tư công và các chương trình mục tiêu không tốt. Trong khi đó, ngân sách vẫn phải trả lãi suất 3-4% cho kỳ hạn 5-10 năm.
Bên cạnh đó, NHTW mua hơn 10 tỷ đô la nhưng ngay sau đó lại hút về trung hòa bằng các công cụ qua thị trường mở. Nếu nhạy bén hơn, số tiền này nên để lại nền kinh tế thì vẫn có dư dả về dòng tiền, giúp thanh khoản tốt hơn.
Có nghĩa là chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn chưa được phối hợp nhuần nhuyễn để giảm tình trạng thiếu tiền nền kinh tế.
Ông Phạm Xuân Hòe: Hiện nay, có khoảng 10 NHTM cho vay vượt mức 80%, thậm chí có NHTM cho vay hơn 100% vốn huy động ở thị trường 1.
Ngoài ra, thưa ông?
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân. Báo chí đã tường thuật các vụ nhập vàng lậu qua biên giới, tức là lượng tiền mặt được biến thành ngoại tệ chuyển qua biên giới. Nếu số tiền này nằm ở Việt Nam thì nó vẫn tham gia vào M2, nhưng nay thì không. Bên cạnh đó là tiền chuyển lậu, rửa tiền, ví dụ vụ 30 ngàn tỷ đồng được phát hiện gần đây.
Một nguyên nhân rất quan trọng là thanh toán qua các mạng xã hội. Người ta chỉ cần có tài khoản thì có thể thanh toán qua zalo pay cho các hoạt động ở nước ngoài như chữa bệnh, du lịch, học phí, thậm chí là mua nhà.
Một nguyên nhân khác là chuyển tiền qua con đường chính thức, hay chi trả sở hữu nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI có lời sẽ chuyển lợi nhuận của họ về nước hay sang quốc gia khác để đầu tư.Lỗi âm của cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế lên đến khoảng trên 7 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay cho thấy quy mô dòng vốn này.
Bên cạnh đó còn có lỗi âm khác khoảng 1,7 tỷ đô la, là số tiền của các tổ chức tín dụng huy động ngoại tệ nhưng họ không cho vay được nên họ chuyển ra nước ngoài để đầu tư.
Đây là những con đường làm thiếu hụt tiền trong nền kinh tế.
Những vấn đề SCB, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản có tác động gì đến tiền của nền kinh tế?
Theo tôi, những vấn đề đó liên quan đến phân bố nguồn lực hơn là liên quan đến chuyện cung tiền. Lý do là tiền của doanh nghiệp huy đông về thì họ lại thanh toán cho đối tác, đi mua đất, đền bù giải tỏa, xây dựng hạ tầng và nộp ngân sách. Tức là số tiền đó vẫn nằm trong nền kinh tế và nó chuyển từ người này sang người khác. Chỉ khi tiền ra khỏi nền kinh tế, hoặc không ra được, hay hút về như tôi nói ở trên mới làm suy giảm lượng tiền.
Giải pháp là gì để tăng thanh khoản cho nền kinh tế?
Nêu vấn đề là đã đề ra giải pháp rồi, quan trọng nhất là phải tăng cung tiền. Nhưng tôi muốn nói thêm. Giải pháp đầu tiên là cần phối hợp nhuần nhuyễn hơn nữa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Cần tính toán lượng tiền ở mức nào trong nền kinh tế cho hợp lý. Khi tiền NSNN chưa ra được thì NHTW nên để lượng tiền mua ngoại tệ nằm trong nền kinh tế, thay vì hút về, đến khi nào tiền NSNN giải ngân ra nhiều thì mới hút về qua thị trường mở.
Bên cạnh đó là cần mạnh tay hơn với các biện pháp về chống rửa tiền, chuyển lậu tiền, nhập lậu vàng,… đặc biệt là qua con đường công nghệ số.
Một giải pháp nữa là NHTW cần trình với các cơ quan chức năng kéo dài thời gian thực hiện của đề án chống đô la hóa, có thể xem xét mở lại một số đối tượng cho vay bằng ngoại tệ.
Tôi cho rằng, thực tế hiện nay đang cần hành động rất nhanh và hiệu quả để đánh giá kỹ, tính toán chi tiết thị trường tiền tệ để đảm bảo lưu thông, thanh khoản tốt nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
NHNN đã đưa ra quan điểm xuyên suốt là không thể hạ chuẩn tín dụng.
Tăng trưởng tiền gửi cũng rất thấp, chỉ quanh hơn 3% trong Sáu tháng đầu năm. Tăng trưởng tiền gửi thấp như vậy thì làm sao bắt ngân hàng thương mại tăng cho vay ra được?
Tín dụng tăng trưởng thấp ngoài lý do doanh nghiệp hấp thụ vốn kém, thì còn có vấn đề kỹ thuật. Nguồn vốn của NHTM tăng trưởng rất thấp, chỉ hơn 3%, tức là các NHTM không đáp ứng được chỉ số về quản trị theo Basel 2, chỉ được cho vay 80% trên vốn huy động ở thị trường 1 (nơi tổ chức tín dụng huy động tiền gửi của dân và tổ chức trong nền kinh tế).
Hiện nay, có khoảng 10 NHTM cho vay vượt mức 80%, thậm chí có NHTM cho vay hơn 100% vốn huy động ở thị trường 1. Họ cứ đổ cho room tín dụng, nhưng không phải. Họ đã vượt qua ngưỡng an toàn cho vay và không thể cho DN có nhu cầu vốn vay nữa.
Hơn nữa, tín dụng muốn ra được thì tổng cầu của nền kinh tế phải được kích lên. Nhưng tổng cầu của nền kinh tế thấp như thế này, nhu cầu tiêu dùng của dân và doanh nghiệp rất ít, các doanh nghiệp rất khó khăn. Dòng tiền không có, không luân chuyển được thì họ không có nhu cầu vay vốn vì vay về là chiụ lãi suất.
Vì thế, cần phải kích cầu, điều mà chúng ta lờ đi mà lại tập trung lo ngại chuyện lạm phát.
Chúng ta có gói 350 ngàn tỷ đồng nhưng triển khai chậm chạp. Theo tôi, trong gói giải pháp tài khóa, khoản nào miễn được thì nên miễn luôn; còn gói an sinh xã hội thì cần cấp thẳng, trực tiếp vào tài khoản của các gia đình khó khăn,... thì mới tăng được cầu của nền kinh tế.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% trị giá lên đến 40 ngàn tỷ đồng gần như không tiêu được. Ông có sáng kiến gì về gói này?
Thống đốc đã nói, từ giờ đến cuối năm có thể thực hiện đượckhoảng 4% gói hỗ trợ lãi suất, có nghĩa được 2.000 tỷ đồng; vậy 38.000 tỷ đồng thì làm gì?
Điều đầu tiên là chuyển 20.000 tỷ đồng sang thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đồng thời nhập 26 quỹ Bảo lãnh tín dụng ở địa phương về làm chi nhánh của Quỹ này. Bên cạnh đó, chính sách bảo lãnh tín dụng phải thay đổi một cách căn bản. Bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cơ bản phải là bảo lãnh tín chấp.
Cần thêm loại hình bảo hiểm tín dụng, giống như ở các nước khác. Các nước chuyển nguồn ngân sách sang cho Quỹ bảo lãnh để tăng năng lực của quỹ lên, bảo lãnh nhiều hơn, cho vay vốn nhiều hơn với SME. Ở Việt Nam, ta chuyển một phần NSNN cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay hộ nghèo; thì cách làm tương tự như vậy với Quỹ này.
Còn lại 18 ngàn tỷ đồng, thì ủy thác toàn bộ cho vay trung và dài hạn qua các công ty cho thuê tài chính (vì không phải thế chấp tài sản) để họ cho thuê các dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ mới để phát triển công nghệ hỗ trợ, các lĩnh vực chế biến nông sản là thế mạnh của Việt Nam. Chính phủ trả cho họ một khoản phí ủy thác để các công ty cho thuê tài chính quản lý cho thuê vàtự chịu rủi ro. Đây là giải pháp căn cơ tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mà chúng ta có thế mạnh.
Thưa ông, doanh nghiệp và ngân hàng đều cùng than khó khăn trong việc vay và cho vay. Liệu có cách nào đó để họ tìm được đến nhau?
NHTW đã đưa ra quan điểm xuyên suốt là không thể hạ chuẩn tín dụng nhưng doanh nghiệp gặp hai cái khó. Thứ nhất là dòng tiền của họ không tốt nên chấm điểm tín dụng cho họ sẽ xuống. Vì vậy, cần duy trì mức xếp hạng cũ cho doanh nghiệp nếu họ có thể phục hồi.
Thứ hai, thị trường bất động sản đi xuống như thế này thì cần kéo dài thời gian định giá tài sản đảm bảo vì nếu theo quy trình, cứ 6 tháng NHTM định giá lại một lần thì NHTM sẽ rút dần dư nợ chứ không cho vay thêm. Giải pháp là duy trì tiêu chuẩn định giá và chưa định giá lại để siết cho vay doanh nghiệp.
Giải pháp cuối cùng là kiểm tra cần rà soát lại mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay. Nhiều NHTM chưa mạnh tay hạ lãi suất cho vay, họ vẫn duy trì mức cho vay 14-15%.
Có đủ cơ sở để NHTW giảm lãi suất được không khi FED mới chỉ không tăng lãi suất mà thôi?
Chính sách luôn cần thời gian, song Việt Nam có hai đặc thù trong chính sách tiền tệ.
Thứ nhất là độ thông giữa thị trường 1 và thị trường 2 (các ngân hàng cho vay lẫn nhau) rất hạn chế. Để giải quyết (hạ) vấn đề lãi suất tiền vay thì các tổ chức tín dụng phải tin nhau để cho vay trên thị trường 2 ở mức lãi suất thấp và là tín chấp. Thông tư 21/2012/TT-NHNN đã hướng dẫn khi cho vay có tài sản đảm bảo hay không là do các tổ chức tín dụng quyết định. Nhưng thực tế là hầu hết các khoản cho vay ở thị trường 2 là có tài sản đảm bảo, thường là trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc. Điều đó cho thấy, sự tương hỗ, niềm tin của các tổ chức tín dụng với nhau còn chưa cao, làm cho khả năng đưa mặt bằng lãi suất xuống còn khó khăn.
Hơn nữa, vấn đề hiện nay là lo giá đầu vào tăng cao, chi phí đẩy mới làm lạm phát tăng, chứ cung tiền (ít) như thế này thì chỉ làm thanh khoản cạn kiệt, thanh toán đứt gãy. Nếu không thông hiểu hoàn cảnh hiện tại thì rất khó có thể bơm tiền ra nền kinh tế.
Tư Giang thực hiện
‘Con ngáo ộp’ mang tên lạm phátAi cũng sợ lạm phát. Điều đó hoàn toàn đúng đắn. Nhưng sợ lạm phát đến mức để lâm vào tình trạng để nhiều doanh nghiệp bị mất thanh khoản, đứt gãy sản xuất thì nỗi sợ đó còn nguy hại hơn.
Vì sao cán bộ có tâm lý ‘ba không’?
Nguồn vietnamnet.vn