Cô gái 25 tuổi chưa từng có kinh nguyệt, đi khám mới biết mình là đàn ông: Nguyên nhân do bố mẹ từ xưa...

  • 17/03/2021 10:30:08

Cô gái trẻ bị trật chân nên tới bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện cô 'không phải là phụ nữ'...

Cô gái 25 tuổi chưa từng có kinh nguyệt, đi khám mới biết mình là đàn ông

 

Bình Bình 25 tuổi đến từ Chiết Giang, Trung Quốc, cô có chiều cao 1m72. Cô kết hôn năm 24 tuổi, tuy nhiên cô vẫn chưa có con.

 

Cách đây không lâu, cô đang leo cầu thang thì bị trật mắt cá chân. Vì thế, Bình Bình đã tới bệnh viện địa phương để kiểm tra xem có bị chấn thương nặng không. Chỉ có điều, vị bác sĩ khi nhìn thấy kết quả chụp X-quang lại nhìn cô bằng ánh mắt dò xét và có vẻ rất nghi ngờ.

Bởi vì từ kết quả chụp X-quang cho thấy, bị bong gân không phải là vấn đề lớn. Vấn đề là hai đầu ống xương của cô lại chưa khép lại, tức là tuổi xương vẫn đang trong giai đoạn dậy thì nên cô có thể cao hơn nữa. Điều đáng nói là ở nữ giới ống xương thường khép lại trong độ tuổi 14 – 16. Còn Bình Bình, năm nay cô đã 25 rồi.

Chính vì thế bác sĩ cảm thấy rất khó tin và nghi ngờ về ‘giới tính thật’ của bệnh nhân, vị bác sĩ hỏi Bình Bình rằng cô có kinh nguyệt từ khi nào?

Cô gái 25 tuổi chưa từng có kinh nguyệt, đi khám mới biết mình là đàn ông: Nguyên nhân do bố mẹ từ xưa...

Thật bất ngờ, Bình Bình nói rằng cô chưa bao giờ có kinh nguyệt. Cô đã được các bác sĩ cho kiểm tra nội tiết ngay tại một bệnh viện lớn. Kết quả khám bệnh từ BV số 1 (ĐH Y Chiết Giang) cho thấy Bình Bình có nhiễm sắc thể 46XY. Cô cũng không có tử cung, bộ phận sinh sản ở nữ giới chưa hoàn chỉnh và có cả tinh hoàn ẩn nằm trong cơ thể. Nói cách khác, về mặt sinh học và di truyền học thì Bình Bình chính là nam giới.

Sau khi kiểm tra cẩn thận, bác sĩ chẩn đoán cô bị dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân là do cha mẹ Bình Bình kết hôn cận huyết thông. Vì vậy, bệnh nhân được khuyên nên đi gặp chuyên gia tâm lý để định hướng cho tương lai sau khi cô biết sự thật mình là nam giới.

Kết hôn cận huyết nguy hiểm thế nào?

Theo các chuyên gia, hôn nhân cận huyết là hôn nhân nội tộc, hôn nhân giữa các cặp vợ chồng trong cùng 1 họ hàng hay nói cách khác là giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.

Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết thống, trong đó những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại sinh con dị dạng hoặc mang bệnh di truyền như mù mầu (không phân biệt được mầu đỏ và mầu xanh), bạch tạng, da vảy cá...

Mỗi người có khoảng 500 đến 600 nghìn gien, các gien lặn tuy chưa gây bệnh, nhưng vẫn tồn tại, được di truyền từ đời này sang đời khác và hôn nhân cận huyết thống là cơ hội để các gien lặn bệnh lý này tổ hợp lại và gây bệnh. Hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gien lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau sẽ phát triển mạnh và kết quả là sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Ngoài ra, những đứa trẻ khi sinh ra từ cha mẹ kết hôn cận huyết còn rất dễ bị sinh non, thai lưu thậm chí còn là nguyên nhân dẫn tới trường hợp ‘1 xác 2 mạng’.

Khỏe và đẹp

Nguồn www.khoevadep.com.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Cô gái 25 tuổi chưa từng có kinh nguyệt, đi khám mới biết mình là đàn ông: Nguyên nhân do bố mẹ từ xưa... - Đời Sống

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều